Nhà 2 cổng có tốt không? Cách xây nhà 2 cổng chuẩn nhất

MỤC LỤC BÀI VIẾT

1. Cổng nhà có ý nghĩa như thế nào?

Nhà 2 cổng có tốt không? Cách xây nhà 2 cổng chuẩn nhất

Thiết kế cổng nhà là điều mà bạn cần đặc biệt lưu tâm khi xây dựng nhà ở. Không đơn thuần là lối ra vào, cổng nhà còn đem đến nhiều tiện ích như sau:

- Làm đẹp cho ngôi nhà: những mẫu cổng nhà nhôm đúc sang trọng sẽ giúp “tổ ấm” của bạn trở nên bề thế và hoành tráng hơn rất nhiều. Điều này phần nào thể hiện được địa vị và gu thẩm mỹ của gia chủ.

- Đánh dấu chủ quyền: cổng nhà là nơi phân biệt lãnh thổ giữa các căn nhà liền kề nhau. Ngoài ra, chúng còn bảo vệ gia đình không bị trộm cắp đột nhà khi gia chủ vắng nhà.

- Về mặt phong thủy: cổng nhà là nơi lưu chuyển sinh khí cho gia đình. Thiết kế cổng nhà đẹp, hợp phong thủy giúp bạn “tiền tài như nước”.

2. Tại sao lại thiết kể 2 cổng ra vào cho nhà?

Từ thời ông cha ta, phần lớn nhà ở chỉ có 1 cổng duy nhất làm lối ra vào. Tuy nhiên nếu diện tích sống quá lớn hoặc 2 mặt tiền của nhà sát đường thì gia chủ nên thiết kế thêm 1 cổng phụ. Trong đó, 1 cổng chính thường để tiếp đón khách khứa, dùng cho các nghi lễ quan trọng. 1 cổng phụ làm lối ra vào cho xe ô tô, xe máy.

Dù mang đến nhiều tiện ích cho sinh hoạt nhưng có không ít gia chủ e ngại xây dựng nhà ở 2 cổng. Họ nghe đồn rằng nhà có 2 cổng sẽ làm hao hụt tài lộc của gia đình, thậm chí gây ra đại họa. Nếu bạn đang lưỡng lự không biết nhà 2 cổng có tốt không? Có nên xây nhà 2 cổng không? thì hãy tiếp tục theo dõi nội dung sau đây.

3. Nhà 2 cổng có tốt không? Nên hay không nên làm?

Để tìm ra lời giải đáp cho vấn đề: “Nhà 2 cổng có tốt không?”, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ưu, nhược điểm của mẫu cổng này.

3.1. Ưu điểm của nhà 2 cổng

Nhà 2 cổng có tốt không? Cách xây nhà 2 cổng chuẩn nhất

Làm nhà 2 cổng sẽ mang đến một lối ra vào rộng rãi, tiện nghi, giúp bạn thoải mái tiếp đón khách khứa. Nhà có cổng chính và cổng phụ thì trong các dịp lễ lớn, mọi hoạt động chuẩn bị của gia đình sẽ không làm phiền tới khách quý đến chơi.

Đối với một số mẫu nhà biệt thự đẹp, gia chủ thường xây dựng 2 cổng nhà nhằm đem lại sự bề thế, sang trọng cho không gian sống.

3.2. Nhược điểm của nhà 2 cổng

Nhà 2 cổng có tính an toàn thấp hơn nhà 1 cổng. Gia chủ khó kiểm soát và nhìn bao quát tổng thể căn nhà. Điều này khiến kẻ gian dễ dàng đột nhập, lấy trộm tài sản khi gia chủ lơ là cảnh giác. Việc gia đình có nhiều cổng thỉnh thoảng khiến chủ nhà rối trí, quên khóa cửa. Sai sót này sẽ tạo cơ hội cho kẻ cắp lẻn vào nhà lúc nào chẳng hay.

Theo ý kiến của một số chuyên gia phong thủy, thiết kế nhà 2 cổng dễ khiến gia đình gặp nhiều điềm xui. Tài lộc lưu chuyển vào nhà bằng cổng chính sẽ bị thất thoát bằng cửa sau. Vì thế điều kiện kinh tế của gia đình luôn gặp khó khăn, trắc trở.

Nhà 2 cổng có tốt không? Cách xây nhà 2 cổng chuẩn nhất

 

KẾT LUẬN: Nhà 2 cổng có tốt không? Câu trả lời là có nếu bạn biết cách chọn hướng cổng phù hợp với phong thủy để tránh tổn hao của cải, vận khí của gia đình. Ngoài ra, bạn cần xem xét diện tích nhà ở cũng như điều kiện sinh hoạt của bản thân để lựa chọn mẫu cổng phù hợp nhất.

Xu hướng xây dựng nhà 2 cổng đang trở nên phổ biến hiện nay. Nó là sự lựa chọn hợp lý cho những mẫu biệt thự, nhà phố có mặt tiền quay ra đường lớn. Nếu đã quyết định xây nhà 2 cổng, bạn cần lưu ngay cách mở 2 cổng giúp chủ nhà “hanh thông tài lộc”.

4. Kinh nghiệm chọn hướng cổng nhà chuẩn phong thủy

Chọn đúng hướng cổng nhà giúp xua đuổi tà khí bên ngoài đồng thời hạn chế nguy cơ hao hụt tài sản. Hướng cổng được chọn dựa theo tuổi, cung mệnh của gia chủ.

Nhà 2 cổng có tốt không? Cách xây nhà 2 cổng chuẩn nhất

 

4.1. Chọn hướng cổng theo mệnh gia chủ

  • Đối với mệnh Kim: nên mở cổng nhà theo hướng Đông Bắc, Tây Nam (thuộc hành Thổ sinh Kim). Tránh thiết kế cổng nhà theo hướng Nam (thuộc hành Hỏa khắc Kim).
  • Đối với mệnh Mộc: hướng tốt nhất để mở cổng là hướng Bắc (thuộc hành Thủy sinh Mộc). Tránh mở cổng ở phía Tây, Tây Bắc (thuộc hành Kim khắc Mốc).
  • Đối với mệnh Thủy: hướng mở nhà 2 cổng phù hợp là hướng Tây, Tây Bắc (thuộc hành Kim sinh Thủy). Tránh mở cổng về hướng Tây Nam, Đông Bắc.
  • Đối với mệnh Hỏa: mở cổng theo hướng Đông, Đông Nam (thuộc hành Mộc sinh Hỏa). Không mở cổng ở hướng Bắc.
  • Đối với mệnh Thổ: cổng nhà ở hướng Nam (thuộc hành Hỏa tương sinh Thổ). Tránh mở cửa hướng Đông, Đông Nam.

4.2. Chọn hướng cổng theo Bát Trạch

Bạn cũng có thể xác định được hướng cổng nhà theo Bát Trạch. Nếu gia chủ thuộc nhóm Đông Tứ Trạch, cổng nhà nên hướng về Đông, Bắc, Nam, Đông Nam. Mệnh gia chủ thuộc nhóm Tây Tứ Trạch, bạn nên mở cổng về hướng Tây, Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc. Tránh để cổng nhà thẳng ngã ba vì đây là lối trực xung, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe gia đình.

5. Những điều kiêng kỵ khi làm cổng nhà bạn cần tránh

Một số điều kiêng kỵ mà gia chủ cần tránh trong quá trình thiết kế cổng nhà để đem lại nhiều vượng khí cho căn nhà.

Nhà 2 cổng có tốt không? Cách xây nhà 2 cổng chuẩn nhất

- Kích cỡ cổng nhà phù hợp: Cổng nhà không được quá nhỏ hoặc quá lớn nhằm tránh tiêu tán tài lộc, sinh khí của gia đình. Kích cỡ cổng không được cao quá nhà ở.

- Hướng mở cổng lớn: mở theo hướng Đông, Nam, Đông Nam. Trong đó hướng Đông Nam – cổng Thanh Long là đẹp nhất. Cổng nhà không hướng về nơi có dòng nước chảy. Cấm kỵ thiết kế cổng đối diện cây to, hố phân.

- Cân nhắc tới địa hình xung quanh: trong phong thủy nhà có 2 cổng, cửa nhà cần xây ngay ngắn, không được nhấp nhô, bên cao bên thấp. Tránh thiết kế cổng 2 quá kín, cần có khe hở để lưu thông sinh khí.

- Đối với thiết kế nhà 2 cổng: cổng sau cần thấp hơn cổng trước. Hạn chế mở liền 2 cổng cùng một lúc để không làm tiêu tán dòng khí. Lối ra vào cổng cần đảm bảo sự thông thoáng, rộng rãi, không bị vật cản che chắn.

- Một số vị trí cần tránh khi mở cổng nhà:

+ Cổng nhà thẳng cửa chính

+ Cổng nhà thẳng nhà bếp

+ Cổng nhà đối diện vật sắc nhọn

+ 4 yếu tố Phong sát, hỏa sát, âm sát và kỵ thủy sát

  • Phong sát: cánh đồng hoang vì dễ khiến gia đình bị cô lập
  • Hỏa sát: bãi xăng, điểm đỗ xe, bãi tha ma khiến người thân mắc các bệnh về mắt, tim mạch
  • Âm sát: tòa thị chính, chùa chiền, đồn cảnh sát dễ mang đến vận xui, điều kỳ quái cho gia đình
  • Kỵ thủy sát: cây liễu, hố nước, thác nước. Người đào hoa trong nhà dễ đi ngoại tình 

 

Mong rằng câu trả lời vừa rồi đã làm bạn hài lòng? Nhà 2 cổng có tốt không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: diện tích nhà ở, hướng chọn cổng và sở thích của gia chủ. Bạn chỉ cần đảm bảo đúng các nguyên tắc thiết kế nhà 2 cổng theo phong thủy đồng thời không phạm phải điều cấm kỵ là đã hóa giải được hầu hết mọi điềm xấu.

Cơ Khí Tam Hoa