Cột nhà dựng sắt phi bao nhiêu đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng, an toàn

MỤC LỤC BÀI VIẾT
Trong quá trình xây dựng nhà ở bạn sẽ phải dựng cột nhà, cần tính toán loại sắt dựng cột cho phù hợp. Tuy nhiên bạn lại không nắm được cột nhà dựng sắt phi bao nhiêu đảm bảo tiêu chuẩn. Vì vậy, qua nội dung bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc vấn đề này đến bạn đọc. 

1. Vai trò của cột nhà trong công trình xây dựng nhà dân dụng 

Ngôi nhà được xây dựng hoàn chỉnh được cấu thành từ nhiều yếu tố khác nhau như:

móng, khung, cột, dầm trần, sàn, mái……. Mỗi bộ phận đều rất quan trọng và giữ một vai trò riêng đảm bảo sự hoàn thiện và chắc chắn của ngôi nhà. Trong đó bộ phận cột nhà luôn được nhắc đến đầu tiên. 

Cột nhà có thể được hiểu là bộ khung xương của ngôi nhà, giúp cho ngôi nhà đứng vững trước mọi yếu tố tác động từ thời tiết và môi trường. Hệ thống cột nhà với các kiểu dáng khác nhau tuỳ vào từng vị trí đã được thiết kế trước đó. 

>>>Bạn nên xem thêm 
10+ mẫu nhà khung thép 1 tầng hiện đại nhất hiện nay

Cột nhà được ví như bộ khung xương của ngôi nhà
Cột nhà được ví như bộ khung xương của ngôi nhà 

Tuỳ vào không gian sống theo phong cách của bạn mà các ngôi nhà sẽ có hình dáng phù hợp. Nếu bạn là người thích phong cách nhẹ nhàng, mềm mại thì cột nhà trụ tròn hoa văn bay bổng sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo. Ngược lại, nếu bạn là người có cá tính mạnh mẽ, thích sự khỏe khoắn thì một chiếc cột nhà vuông vức, đường nét dứt khoát sẽ tạo nên phong cách riêng của bạn.

Thế nhưng, bạn cần hiểu được rằng mỗi ngôi nhà sẽ có số lượng cột nhà khác nhau tuỳ vào không gian sử dụng và kích thước ngôi nhà mà gia chủ mong muốn. Đồng nghĩa với đó là kích thước cột nhà dân dụng cũng sẽ khác hoàn toàn. Dựa vào chiều cao của từng tầng, từng vị trí đặt ngôi nhà ở nông thôn hay thành phố, yêu cầu của thiết kế của chủ nhà là cổ điển hay hiện đại thì tất cả các kích thước cột nhà đều khác nhau

2. Cột nhà dựng sắt phi bao nhiêu đảm bảo tiêu chuẩn?

Trong các loại cột nhà thì cột nhà bằng chất liệu bê tông, cốt thép là phổ biến nhất bởi nó có độ bền cao theo thời gian, chống chịu được những yếu tố tác động của thời tiết. 

Cột nhà làm bằng bê tông cốt thép cần được thiết kế với tỉ số giữa chiều cao và cạnh nhỏ hơn cột, không được lớn hơn 40, để đảm bảo cột không bị quá mỏng. Ngoài ra, cạnh nhỏ của cột thường lớn hơn 200mm. Kích thước cột được thiết kế không thay đổi từ dưới lên trên.

Về phần cốt thép trong cột, sẽ được đặt đối xứng với đường kính 12-22mm. Khoảng cách giữa các đai thường nhỏ hơn 15 lần đường kính cốt thép dọc lớn nhất và nhỏ hơn của cột 500mm. Với loại cột tiết diện hình chữ nhật thì cốt thép đặt cọc nhỏ của hình chữ nhật, với đường kính lớn hơn 250mm thì đường kính cốt thép dọc lớn hơn 16mm. 

Hình dạng của các xương sườn ngang là hình xoắn ốc, xương cá và lưỡi liềm. Được biểu thị bằng số milimét của đường kính danh định. Đường kính danh định của các thanh thép biến dạng tương đương với đường kính danh định của các thanh thép tròn trơn có tiết diện bằng nhau. Đường kính danh định của các thanh thép là 8 – 50 mm. Do đó khi xây dựng bạn nên sử dụng cột nhà có đường kính là 8, 12, 16, 20, 25, 32 và 40 mm. Tức là sử dụng sắt phi 8, 12, 16, 20, 25, 32 và 40.

Đối với lớp bảo vệ cốt thép, thì phần này nên lớn hơn 25mm đối với cốt thép dọc và lớn hơn 15mm đối với cốt thép đai. Chiều dày lớp bảo vệ cốt thép lớn hơn 25mm đối với cốt thép dọc và lớn hơn 15mm đối với cốt thép đai.

Bạn có thể sử dụng sắt phi 8, 12, 16, 20, 25, 32, 40 để dựng cột nhà
Bạn có thể sử dụng sắt phi 8, 12, 16, 20, 25, 32, 40 để dựng cột nhà

3. Cách kiểm tra cốt thép đảm bảo tiêu chuẩn 

Trước tiên bạn cần kiểm tra tem nhãn và giấy chứng nhận chất lượng của thanh thép. Bạn có thể thực hiện kiểm tra bằng mắt thường. Mỗi lô thép rút kiểm 5% số lượng. Kiểm tra bề mặt thanh thép không được có vết nứt, bị tổn thương và chồng xếp lên nhau. Những vết lồi trên bề mặt thanh thép không được vượt quá độ cao của các đường vân ngang. Chiều sâu và chiều cao của các khiếm khuyết không được lớn hơn vị trí cho phép và phạm vi sai lệch. Đồng thời độ uốn mỗi mét của thanh thép không được lớn hơn bốn mét.

Kiểm tra cột nhà bê tông cốt thép
Kiểm tra cột nhà bê tông cốt thép 

Tiếp theo là test tính năng cơ học. Nếu mỗi lô nhỏ hơn 60 tấn, sẽ rút hai cây thép để test. Mỗi cây cắt hai phần để lần lượt test lực kéo và uốn nguội.

Khi lấy mẫu thử phải cắt bỏ 100 – 500mm ở hai đầu thanh thép. Nếu kết quả của một mục test nào đó không đạt yêu cầu. Thì sẽ lấy một số lượng mẫu thử gấp đôi từ cùng một lô để tiến hành các mục test. Nếu vẫn còn mẫu không đạt chất lượng thì lô thép đó không đạt chất lượng. Các thanh thép cán nóng sẽ bị gãy giòn, hàn kém hoặc cơ tính bất thường trong quá trình xây dựng.

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kích thước cột nhà cốt thép 

Việc cột nhà dựng sắt phi bao nhiêu còn phụ thuộc vào những yếu tố sau: 

Kích thước cột nhà dân dụng phải được xác định đúng chuẩn để phù hợp với kích thước ngôi nhà.
Kích thước cột nhà dân dụng phải được xác định đúng chuẩn để phù hợp với kích thước ngôi nhà

  • Chỉ tiến hành thi công cột bê tông khi chắc chắn phần bê tông cốt thép của móng nhà đã đông cứng

  • Làm sạch phần bê tông giữa cốt thép, trước khi tiến hành đổ bê tông

  • Dùng nước xi măng pha loãng để bê tông cũ và mới liên kết chắc chắn hơn

  • Cần chú ý gõ vào bên ngoài thành cốp pha và đầm chọc ở các góc cạnh để bê tông được đều không bị rỗ, với cột bê tông nhiều thép.

  • Tránh để tình trạng thép bị uốn cong hay xoắn đối với cột ít thép

  • Cột từ 2m – dùng máng nghiêng để đổ bê tông; cột trên 4m – mở cửa nhỏ trên thân cột ở độ cao 2m để hoàn thành cửa trú bê tông cao; cột từ 5m-10m – dùng ống vòi voi

>>>Bạn nên tham khảo thêm các mẫu
Cầu thang xoắn cực đẹp tại Tam Hoa

Qua nội dung bài viết bạn đọc đã được giải đáp thắc mắc cột nhà dựng sắt phi bao nhiêu cho phù hợp, an toàn. Hy vọng với những thông tin trên, sẽ giúp ích cho các chủ nhà tính toán dựng cột hợp lý, vừa đảm bảo kết cấu vững chắc cho ngôi nhà, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ. 

 
Cơ Khí Tam Hoa